Diện tích xây dựng nhà ở sẽ là nền tảng để tính chi phí xây nhà đặc biệt là khi bạn muốn xây nhà trọn gói. Thông thường đơn giá thầu sẽ được tính trên m2, nên bạn cần biết cách tính diện tích xây dựng nhà ở trước khi lựa chọn nhà thầu xây dựng có mức giá hợp lý.
1. Diện tích xây dựng theo m2
Diện tích đất = chiều dài x chiều rộng
Diện tích xây dựng theo giấy phép xây dựng là phần diện tích được phép xây dựng theo quy định của nhà nước. Theo quy định thì diện tích đất nhỏ hơn hoặc bằng 50m2 thì mật độ xây dựng là 100% DT, 75m2 thì mật độ là 95%, diện tích đất càng lớn thì mật độ xây dựng tính %trên diện tích đó càng nhỏ.
Dựa theo mật độ xây dựng cho phép mà gia chủ xác định diện tích mặt sàn. Diện tích xây dựng theo giấy phép = tổng diện tích các sàn (có bao nhiêu tầng sẽ tính bấy nhiêu sàn)
Diện tích xây dựng là diện tích có hao phí chi phí xây dựng, diện tính này bao gồm những diện tích được thể hiện trong giấy phép xây dựng và những phần diện tích không được thể hiện trong giấy phép xây dựng, nhưng tại đó có hao phí chi phí xây dựng.
2. Cách tính diện tích xây dựng nhà ở
DTXD = DT sàn sử dụng + DT khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm)
Diện tích sàn
Để có được tổng diện tích sàn sử dụng trong nhà chúng ta cần phải cộng dồn tất cả diện tích sàn với nhau. Nhà có bao nhiêu tầng sẽ có bấy nhiêu sàn.Tùy vào thiết kế nhà mà hệ số tính diện tích sàn sẽ khác nhau, sàn nhà sẽ có những phần lót gạch nhưng không có mái che như sân trước, sân sau, hay các khoản thông tầng,..Cách tính cụ thể cho từng phần như sau:
Phần móng
Phần móng là phần khuất bên dưới nên trong giấy phép xây nhà không có nhưng nhà thầu vẫn phải tốn chi phí cho phần này. Tùy thuộc vào loại móng thi công mà hệ số tính khác nhau.
Phần móng với chiều dài là 15m x chiều rộng 4m x hệ số theo diện tích 0.5. Vì là móng băng nên hệ số được tính là 0,5.
Móng đơn tính 40% diện tích. Nếu diện tích sàn dưới 50m2 hệ số 0.4 cho móng cọc ép neo, còn hệ số 0.3 cho móng cọc ép tải.
Móng băng tính 50% diện tích.
Móng bè tính 100% diện tích.
Phần ban công
Phần có mái che phía trên tính 100% diện tích.
Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền tính 70% diện tích.
Ô trống trong nhà (thông tầng) lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.
Phần mái nhà
Vật liệu để làm mái nhà sẽ là căn cứ tính hệ số diện tích cho phần mái
Mái bê tông cốt thép tính 50% diện tích.
Mái ngói tính 70% diện tích.
Mái bê tông dán ngói tính 100% diện tích.
Mái tôn tính 30% diện tích.
Phần tầng hầm
Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm tính 135% diện tích.
Hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm tính 170% diện tích.
Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm tính 200% diện tích.
Phần sân
+ Dưới 15m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 100%.
+ Dưới 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 70%.
+ Trên 30m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50%.
Phần tum (chuồng cu)
Là phần che chắn cho cầu thang đi lên sân thượng, tính 100%
Đây là cách tính diện tích thông dụng nhất trong xây dựng nhà ở hiện nay. Tuy nhiên, sẽ có một số nhà thầu lấy hệ số của phần móng, mái, tầng hầm, sân khác nhau sẽ làm diện tích xây dựng thây đổi, nên trước khi lựa chọn nhà thầu bạn cần xác định cách tính diện tích xây dựng của nhà thầu đó rồi mới xem giá trên m2, sau đó tính tổng chi phí theo từng nhà thầu rồi mới đưa ra lựa chọn nhà thầu phù hợp.